Các hoạt động Kỷ niệm 48 năm Ngày Giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước 30/4/1975-30/4/2023 và Ngày Quốc tế Lao động 01/5 và 133 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2023) trên địa bàn tỉnh Lai Châu      bản Sì Thâu Chải, xã Hồ Thầu, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu      Lần đầu tiên tổ chức Giải vô địch Quốc gia Marathon và cự ly dài Báo Tiền Phong lần thứ 64 năm 2023 tại Lai Châu.      

Lễ cúng ngà đá “lò chứ” độc đáo của người Cống

Cập nhật: 02/06/2021
Người Cống cúng rừng cấm, thổ địa (thủ tỷ) vào ngày con hổ đầu tiên của tháng 3 âm lịch. Địa điểm cúng “thủ tỷ” được chọn là một gốc cây to nơi cao nhất ở phía đầu của bản. Dưới gốc cây chôn một cái ngà đá “lò chứ”. Đây là vật thiêng của người Cống xã Nậm Khao.

Chiếc ngà đá “lò chứ” này đã được truyền từ rất nhiều đời đến nay. Người Cống tin “lò  chứ” rất linh thiêng, sẽ đem lại hạnh phúc ấm no cho dân bản. Có một truyền thuyết về chiếc ngà đá, truyện kể tóm tắt như sau:

Phụ nữ dân tộc Cống trước giờ dự Lễ. Ảnh Hà Minh Hưng

“Ngày xửa, ngày xưa, ở cửa suối Nậm Củm đổ ra  sông Đà, tận dưới đáy sâu có mọc lên một ngà đá thiêng (tiếng Cống gọi thẳng là b…đá). Các dân tộc quanh vùng đều thi nhau đến để bẻ chiếc ngà đá về nhưng không dân tộc nào làm được. Chỉ có người Cống bơi lặn giỏi, bẻ được chiếc ngà, nơi vết bẻ chảy rất nhiều máu, chảy đỏ cả dòng sông. Các dân tộc khác rất kính phục, coi đó là ý của thần linh cho người Cống được giữ ngà đá thiêng. Các dân tộc khác trong vùng không dám đến cướp phá bản làng người Cống. Từ đó người Cống yên ổn làm ăn, không còn bị các dân tộc khác chèn ép…”

Người Cống đem ngà đá về, là vật thiêng để cúng rừng cấm, cúng “thủ tỷ”. Dòng họ Lý của dân tộc Cống  nhổ được ngà đá. Vì vậy mà người Cống Nậm Khao chọn người dòng họ Lý là chủ lễ trực tiếp cúng rừng cấm “thủ tỷ” cho dân tộc Cống   hàng năm.

Phương Liên

Đánh giá bài viết
Đánh giá: 0/5 từ 1 người bình chọn.
Quét mã QR
Xem thêm