NGẮM “ĐỖ QUYÊN KHOE SẮC” TRÊN ĐỈNH PU TA LENG       Lai Châu cần thay đổi để phát triển tương xứng tiềm năng du lịch      Lai Châu đã sẵn sàng cho Ngày hội văn hóa các dân tộc có số dân dưới 10.000 người lần thứ nhất, tại tỉnh Lai Châu và Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2023      

Bản Hon - Lai Châu trở thành Điểm du lịch văn hóa Lự

Cập nhật: 25/10/2013
Ngày 19-10, tại Nhà văn hóa xã Bản Hon, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu diễn ra lễ ra mắt Điểm du lịch văn hóa cộng đồng Bản Hon của tỉnh Lai Châu.

Đến dự, có đại diện Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch Lai Châu, chính quyền huyện Tam Đường, các hãng du lịch lữ hành từ Hà Nội và Lào Cai, cùng đông đảo nhân dân xã Bản Hon.

Là một trong sáu điểm du lịch cộng đồng được Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu ký quyết định công nhận là điểm du lịch văn hóa cộng đồng đầu năm 2013, gồm các điểm bản Gia Khâu (xã Nậm Loỏng, thị xã Lai Châu, bảo tồn văn hóa người Mông); bản Vàng Pheo (xã Mường So, huyện Phong Thổ, bảo tồn văn hóa dân tộc Thái); Nà Luồng (xã Nà Tăm, Huyện Tam Đường, bảo tồn văn hóa dân tộc Lào); và Bản Hon (huyện Tam Đường, bảo tồn văn hóa dân tộc Lự); điểm du lịch thị trấn Sìn Hồ (huyện Sìn Hồ, bảo tồn bản sắc dân tộc Dao) và điểm du lịch Động Tiên Sơn (thị trấn Bình Lư, huyện Tam Đường).

Điểm du lịch văn hóa cộng đồng Bản Hon nằm trên xã Bản Hon gồm Bản Hon 1 (88 hộ) và Bản Hon 2 (69 hộ), với hơn một trăm ngôi nhà sàn được bảo tồn nguyên trạng, cùng với nghề dệt và những tập tục sinh hoạt văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc đồng bào Lự

Người Lự là một dân tộc ít người sinh sống trong khu vực Thái Lan, Lào, Việt Nam và Trung Quốc. Tiếng nói chính thức của họ là tiếng Lự, thuộc nhóm ngôn ngữ Tày-Thái.

Tại Việt Nam, 98% người Lự cư trú tại khu vực tỉnh Lai Châu, là một trong số các 54 dân tộc anh em có bản sắc riêng độc đáo.

 


Du khách chung tay điệu xòe Lự.


Hát dân ca Lự.

VŨ LÂM

Đánh giá bài viết
Đánh giá: 0/5 từ 0 người bình chọn.
Quét mã QR
Xem thêm